[Toàn tập] kiến thức về thiết kế tủ điện công nghiệp

Tủ điện Công nghiệp là một thiết bị quan trọng, không thể thiếu ở bất kỳ các khu công nghiệp, xưởng sản xuất hay công trình điện dân dụng nào, giúp đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Cấu tạo của tủ điện công nghiệp gồm có thiết bị như: aptomat, đèn báo pha, các đồng hồ đo dòng điện, đồng hồ chỉ thị, cầu chì, bộ nguồn, bộ điều khiển, rơ le, các nút nhấn, công tắc, cầu đấu, các thanh cái đồng…


Hiện nay tủ điện công nghiệp có nhiều mẫu mã đa đạng,hình thức đẹp mắt

Do tủ điện công nghiệp có cấu trúc và hoạt động phức tạp nên việc thiết kế, lắp đặt tủ điện không hề đơn giản. Quy trình này đòi hỏi những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nhằm đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, đem lại sự an toàn cho toàn bộ máy móc và đặc biệt là con người.

Các tiêu chuẩn, văn bản quy định tủ điện công nghiệp bao gồm:

Tiêu Chuẩn Việt Nam 7922: 2008 về Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ.

Tiêu chuẩn xây dựng – TCXDVN 319:2004 về Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp.

Tiêu chuẩn ngành 11TCN – 18/19/20/21-2006 về Quy phạm thiết bị điện.

TCVN 3715:82 về Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KV- Yêu cầu kỹ thuật.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu tủ điện công nghiệp từ nhỏ đến lớn, kiểu dáng đa dạng, vật liệu, kết cấu có chức năng riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau.

Thiết kế bản vẽ tủ điện công nghiệp

Bản vẽ tủ điện công nghiệp là hình ảnh mô tả chính xác mối quan hệ giữa các thiết bị và hệ thống dây dẫn nối trong tủ điện  với nhau. Do tủ điện công nghiệp thường được sử dụng tại các khu công nghiệp,các  xưởng sản xuất, các công trình xây dựng lớnnên bản vẽ tủ điện công nghiệp có tính áp dụng vĩ mô có nghĩa là áp dụng trên diện rộng, quy mô lớn.

Thiết kế bản vẽ và lựa chọn các thiết bị lắp ráp tủ điện hợp lý

Dựa vào những yêu cầu kỹ thuật và nguyên lý hoạt động của tủ điện công nghiệp, các kỹ sư thiết kế cần đưa ra bản vẽ thiết kế tủ điện đáp ứng được  2 yếu tố sau:

  1. Hướng đi của các dây cáp vào, cáp ra sao cho thuận tiện nhất, giúp cho việc đấu nối dễ dàng, không gây cản trở hoạt động của nhau.
  2. Thực hiện bố trí các thiết bị trong tủ phải đảm bảo tối ưu về không gian, diện tích sử dụng.

4 Lưu ý khi thiết kế bản vẽ tủ điện công nghiệp


Các nguyên tắc khi lựa chọn thiết bị để lắp rắp tủ điện công nghiệp

  • Khi lựa chọn thiết bị để lắp rắp tủ điện công nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng nhằm cân đối giữa bài toán chất lượng và giá thành khi sản xuất tủ điện.
  • Các thiết bị được lựa chọn cần thực hiện đúng, hiệu quả nhất chức năng trong sơ đồ thiết kế để đảm bảo sự hoạt động tốt nhất của tủ điện sau khi hoàn thiện.
  • Tùy vào mức đầu tư và yêu cầu của từng dự án mà ta lựa chọn thiết bị có giá cả phù hợp. Ví dụ: Đối với những dự án có lắp đặt tủ điện công nghiệp có mức đầu tư lớn, yêu cầu về chất lượng cao như các khu đô thị cao cấp, văn phòng, bệnh viện thì ta nên sử dụng các thiết bị của những nhà sản xuất uy tín, chất lượng cao như Mitsuishi, ABB… Còn với những dự án có mức đầu tư trung bình hoặc nhỏ thì ta có thể chọn các thương hiệu của LS hoặc Chint…

 


Tùy vào mức đầu tư mà ta chọn thiết bị của các thương hiệu khác nhau

NGUỒN: GALATHERMO

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thanh cái đồng trong tủ điện: [Toàn bộ] Kiến thức và hướng dẫn chi tiết nhất

Ống gen co nhiệt hạ thế, trung thế phi 16, 20, 25, 30, 40, 50, 70, 75, 100, 120, 150

[Cập nhật] Bảng giá ống co nhiệt mới nhất năm 2021